TIN TỨC

Dịch công chứng hợp đồng kinh tế thương mại

(Cập nhật ngày 02 12 2014)

Dịch công chứng hợp đồng kinh tế thương mại

Dịch công chứng hợp đồng kinh tế thương mại 

Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập cùng với cơ chế thị trường mở dẫn đến các mối giao thương, đầu tư qua lại giữa các nước trong khối kinh tế ngày càng phát triển, các tập toàn kinh tế,doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ lập nên như nấm. Nhu cầu hợp tác kinh tế với thị trường nước ngoài ngày càng cao như vậy tất yếu phải sinh ra hợp đồng kinh tế. Để các bên tham gia trong hợp đồng hiểu được các điều khoản trong hợp đồng thì cần doanh nghiệp, công ty phải dịch công chứng hợp đồng sang ngôn ngữ thứ hai.

Những lợi ích khi dịch công chứng hợp đồng kinh tế

Hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận bằng văn bản, tài liệu các điều khoản giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và các thoả thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng về  quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình sao cho đúng với thoả thuận và phù hợp với nguyên tắc của Nhà nước. Chính vì thế khi có sự bất đồng về ngôn ngữ sẽ rất khó khăn để các bên hiểu được nội dung hợp đồng. Lúc đó cần đến dịch vụ dịch công chứng.

Không chỉ giải quyết vấn đề bất cập về ngôn ngữ mà việc dịch công chứng các hồ sơ về hợp đồng bảo đảm cho các bên khi tham gia các quá trình giao dịch nếu xảy ra những bất cập, những vi phạm dẫn đến thưa kiện thì việc lấy bản dịch công chứng để đối chiếu rất có ích cho những tranh chấp. lợi ích lớn nhất khi dịch công chứng bản dịch đó chính là có sự xác nhận từ cơ quan có thẩm quyền. Về hình thức, hợp đồng kinh tế không bắt buộc phải công chứng, dịch công chứng hay chứng thực

Những đối tượng cần dịch công chứng hợp đồng kinh tế

Hợp đồng kinh tế là bản thoả thuận các điều khoản thực hiện giữa các bên có liên trong hợp đồng trong đó có thể là Giám đốc hoặc cá nhân nào có tư cách pháp nhân ký kết với nhau. Văn bản phải do những người có tư cách pháp nhân hoặc có đăng ký kinh doanh mới có thể ký kết và văn bản dịch công chứng mới hợp lệ.

Thông thường các hợp đồng kinh tế do các cơ quan  và bộ phận liên quan trong công ty lập và những ban ngành này là những người cần bản dịch công chứng hợp đồng. Giám đốc hay ngưòi ký kết hợp đồng chỉ là người đại diện ký duyệt cho hợp đồng đó.

Hiện nay, không có quy định chính thức về ngôn ngữ trong hợp đồng. Ngoại trừ một số văn bản được biết như sau:
Khoản 2 Điều 14 Luật chuyển giao công nghệ: Ngôn ngữ trong hợp đồng chuyển giao công nghệ do các bên thoả thuận; trường hợp cần giao dịch tại Việt Nam thì phải có hợp đồng bằng tiếng Việt. Hợp đồng bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài có giá trị như nhau và thông thường các văn bảnchuyển ngữ phải được dịch công chứng.
Khoản 3 Điều 11 Nghị định 48/2010/NĐ-CP: Trường hợp hợp đồng xây dựng có sự tham gia của phía nước ngoài thì ngôn ngữ sử dụng là tiếng Việt và tiếng Anh. Khi hợp đồng xây dựng được ký kết bằng hai ngôn ngữ thì các bên phải thỏa thuận về ngôn ngữ sử dụng trong quá trình giao dịch hợp đồng và thứ tự ưu tiên sử dụng ngôn ngữ để giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng (nếu có).

Một trường hợp khác nữa đó là nếu bạn bị cơ quan thuế yêu cầu phải dịch toàn bộ hợp đồng sang tiếng Việt thì bạn nên dịch công chứng nếu không muốn mất quá nhiều thời gian.

Những yêu cầu đối với việc dịch công chứng hợp đồng kinh tế

Dịch thuật Hợp đồng kinh tế đòi hỏi người dịch ngoài việc giỏi ngôn ngữ, kiến thức chuyên sâu về pháp luật nói chung, kinh tế nói riêng mà còn phải có tâm huyết với chính sản phẩm mình tạo ra. Dịch thuật hợp đồng nói chung và dịch thuật hợp đồng kinh tế nói riêng không cho phép có bất kỳ sai sót nào đối với bản dịch công chứng khi cung cấp cho khách hàng.

Trách nhiệm của người dịch công chứng đối với bản dịch là rất cao bởi lẽ bất kỳ một sai sót nhỏ nào cũng có thể gây ra tranh chấp. Cần phân biệt giữa dịch công chứng bản hợp đồng và công chứng tính hợp pháp của hợp đồng. Nếu nhu cầu của cá nhân hoặc doanh nghiệp là xác nhận tính xác thực của văn bản hợp đồng thì phải đi đến văn phòng công chứng nhờ các công chứng viên đứng ra làm chứng cho hai bên ký kết hợp đồng, còn nếu cần một bản dịch có xác nhận của phòng tư pháp thì nên đến một văn phòng dịch công chứng.

Tóm lại, dịch công chứng là nhu cầu thiết yếu đối với những doanh nghiệp đang có mối liên hệ kinh doanh hợp tác với nước ngoài và không thể thiếu nếu có yêu cầu từ chi cụ thuế. Chính vì vậy, việc hàng loạt các công ty  dịch thuật ra đời cũng vì những nhu cầu chung của xã hội. Đồng thời, người yêu cầu công chứng cũng được thỏa mãn và yên tâm hơn về tính pháp lý, hợp lệ theo đúng quy định của pháp luật sau khi được dịch công chứng, chứng thực.

 

Nguồn: Interprotrans